Đề án nhằm phát huy hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với ngành du lịch, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đồng thời, góp phần phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch.
Đề án triển khai một số nhiệm vụ theo chức năng của từng cơ quan, địa phương, đơn vị. Chủ yếu là: Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin và du lịch trên địa bàn. Xây dựng môi trường du lịch thân thiện, ứng xử văn minh, chấp hành các quy định của pháp luật tại điểm đến du lịch. Số hoá, kết nối, tích hợp các dữ liệu về du lịch của các huyện, thành phố vào hệ thống thông tin, dữ liệu quản lý chung theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẽ dữ liệu với các hệ thống, nền tảng, ứng dụng dùng chung trong lĩnh vực du lịch theo các mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu trong Đề án. Tạo điều kiện cho cho doanh nghiệp, người dân và du khách tiếp cận thông tin thông qua các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch.
Tăng cường phối hợp, liên kết, phát huy hiệu quả liên vùng, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng để phát triển du lịch thông minh. Chia sẻ, kết nối dữ liệu ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng, góp phần phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Đề án giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; UBND các huyện và thành phố; các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh… gắn với nội dung và kế hoạch chuyển đổi số của ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị.
Theo baolamdong.vn