Cải tạo, phục hồi cảnh quan Khu du lịch hồ Than Thở

27/09/2022 1204 0
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng vừa có ý kiến thống nhất nội dung thuyết minh bản Quy hoạch chi tiết dự án nâng cấp, phục hồi cảnh quan Khu du lịch hồ Than Thở, thành phố Đà Lạt nhằm đảm bảo theo đúng Luật Di sản.

Cải tạo, phục hồi lấy lại sức sống, vẻ đẹp cho hồ Than Thở

Hồ Than Thở được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia tại Quyết định số 1811/1998-QĐ-BVHTT ngày 31/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), với tổng diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 118 ha, trong đó khu vực bảo vệ I là 31,5 ha (hồ nước), khu vực bảo vệ II là 86,5 ha (rừng thông xung quanh). 

Trải qua nhiều năm, do hoạt động sản xuất, canh tác quanh hồ, đất đá cùng rác thải nông nghiệp tràn xuống lòng hồ tích tụ gây bồi lắng, ô nhiễm, diện tích mặt nước bị thu hẹp dần chỉ còn khoảng 50% so với ban đầu. Một số công trình xây dựng trái phép cũng mọc lên xâm lấn vào khu di tích khiến cho Khu du lịch hồ Than Thở trở nên kém hấp dẫn đối với du khách.

Dự án cải tạo, nâng cấp Khu du lịch hồ Than Thở được Công ty TNHH Thùy Dương (đơn vị được giao quản lý, khai thác di tích danh lam thắng cảnh này) khởi công nhằm tôn tạo, phục hồi mang lại diện mạo, sức sống cho hồ Than Thở. Dự án được doanh nghiệp tiến hành trong 3 năm (2022-2024) với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng nhằm tái tạo, phục hồi nguyên trạng, tôn tạo cảnh quan hồ Than Thở. Trong đó, gồm các hạng mục: Nạo vét bùn đất, khơi rộng lòng hồ như diện tích ban đầu với chiều sâu khoảng 5 m, xây dựng công viên nhạc nước, xây dựng tường rào và trồng cây xanh xung quanh khu du lịch; xây dựng vườn hoa, tiểu cảnh, các khu mua sắm, ẩm thực, âm nhạc, cắm trại ngoài trời...

Sau khi hoàn thành, Khu du lịch hồ Than Thở sẽ lấy lại vẻ đẹp một thời từng đi vào thơ nhạc, du khách sẽ không còn thất vọng khi đến đây. 

Theo baolamdong.vn

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu